Thực phẩm tăng sức đề kháng gồm có những loại nào?

0
705

Thời tiết giao mùa và sự thay đổi của khí hậu khiến cơ thể có nguy cơ dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm cao hơn. Cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ hiệu quả bản thân và gia đình khỏi các loại virus là có một chế đinh dưỡng ăn uống hợp lý? Vậy thực phẩm tăng sức đề kháng tốt nhất gồm có những loại nào? Cùng tìm hiểu đáp án cho vấn đề này trong bài viết sau nhé!

Thế nào là sức đề kháng?

Sức đề kháng là khả năng chống lại và tự vệ trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập bên ngoài và bên trong cơ thể.

Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng giúp bạn bảo vệ sức khỏe gia đình mình tốt hơn
Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng giúp bạn bảo vệ sức khỏe gia đình mình tốt hơn

Các mầm bệnh có khả năng tấn công cơ thể nhiều hơn khi hệ thống miễn dịch suy giảm và sức đề kháng kém hơn. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân nào làm cơ thể suy giảm sức đề kháng?

Hệ thống miễn dịch sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị tổn thương khi sức đề kháng bị suy giảm, làm tăng khả năng mắc nhiều loại bệnh hơn. Theo các nghiên cứu gần đây, các yếu tố sau làm giảm sức đề kháng gồm:

Hệ miễn dịch suy giảm: đây là nguyên nhân chính đầu tiên dẫn đến suy giảm sức đề kháng gồm có suy giảm miễn dịch nguyên phát (dị tật di truyền, rối loạn các tế bào mầm, …) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ tia X quang, chấn thương, điều trị kìm tế bào, phẫu thuật can thiệp, …).

Không khí ô nhiễm sẽ khiến phổi của bạn bị nhiễm bẩn khi hít phải hơi hóa chất, bụi… Theo các nghiên cứu, hít thở không khí ô nhiễm sẽ ngăn chặn sự phát triển của tế bào lympho B (tế bào chịu trách nhiệm miễn dịch dịch thể) và tế bào T (tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch).

Ăn thực phẩm chế biến sẵn: Ăn quá nhiều đồ hộp, đồ ăn nhanh… chứa nhiều mỡ, đường và muối sẽ làm suy yếu tế bào lympho T và B, vốn là các nhân tố chủ lực giúp chống lại các loại bệnh tật.

Uống rất ít nước: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Ngoài việc cung cấp cho chúng ta lượng nước cần thiết để tồn tại, chúng còn hỗ trợ thận trong việc loại bỏ độc tố và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thức khuya: Nếu bạn không ngủ đủ giấc, đặc biệt là thức khuya, cơ thể bạn sẽ không tạo ra đủ melatonin trong lúc ngủ. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ không thể sản xuất đủ các tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn.
Bị stress: Việc hay bị lo lắng, căng thẳng, khiến lượng hormone như estrogen và testosterone bị giảm đi, gây mất cân bằng, làm cơ thể bị suy giảm tính năng miễn dịch.

Sử dụng thuốc kháng sinh quá mức: Thuốc kháng sinh là một con dao hai lưỡi. Các chuyên gia nhận định, khi người lớn và trẻ em thấy không khỏe khi dùng kháng sinh sẽ phục hồi nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó thì cơ thể người bệnh sẽ yếu đi, dễ mắc các bệnh trong tương lai và giảm khả năng chống chịu của cơ thể với vi-rút, vi khuẩn. Ngoài ra, cytokine – một loại hormone cần thiết cho hệ thống miễn dịch sẽ bị giảm đi nhiều hơn do sử dụng kháng sinh.

Thừa cân: Thừa cân không chỉ gây thêm căng thẳng ức chế cho tim và não , mà còn gây ra việc giải phóng hormone không kiểm soát, làm hệ thống miễn dịch suy giảm chức năng chống lại bệnh tật.

Dấu hiệu nhận biết việc suy giảm miễn dịch

Tinh thần suy nhược: Người có miễn dịch kém sẽ luôn thấy mệt mỏi, khó chịu và thiếu sức sống,. Do đó, nếu phát hiện tinh thần suy nhược, ủ rũ bạn cần cảnh giác vì rất có thể khả năng miễn dịch của bạn đã bị suy giảm.

Dễ bị nhiễm lạnh: Những người có sức đề kháng yếu sẽ không thể tự chống lại được sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn nên dễ bị ốm vặt, điển hình là cảm cúm, cảm lạnh.

Vết thương chậm lành, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Nếu chẳng may bị đứt tay chảy máu, những người có hệ miễn dịch kém sẽ cầm máu chậm và rất dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, họ cũng dễ mắc bệnh lao phổi, viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản… và thường xuyên tái phát bệnh.

Tiêu hóa yếu: Những người có hệ miễn dịch tốt thì cũng có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và khi ăn uống sẽ không gặp vấn đề gì. Nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ có hệ tiêu hóa yếu hơn người thường, mà còn dễ bị tiêu chảy, nôn ói hơn khi tiêu thụ đồ ăn không vệ sinh.

Dễ thấy mệt mỏi: Những người sức đề kháng yếu thường sẽ thấy mệt mỏi, dù ngủ đủ giấc vẫn thấy không khỏe, cơ thể dễ đau nhức…

Thực phẩm tăng sức đề kháng gồm có những loại nào?

Thực phẩm tăng sức đề kháng với các loại trái cây có múi

Vitamin C được coi là “chìa khóa” giúp tăng cường sức đề kháng rất hiệu quả. Bởi vitamin C hỗ trợ cơ thể tăng tổng hợp interferon , một loại protein do tế bào tạo ra để chống lại virus, giúp hệ miễn dịch hoạt động được tốt hơn. Hầu hết tất cả các loại trái cây nhiều múi như cam, bưởi, chanh, quýt… đều có rất giàu vitamin C.

Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, vitamin C phải được bổ sung hàng ngày vì cơ thể mỗi người không thể tự tổng hợp hay sản xuất được vitamin C. Đừng quên rằng vitamin C sẽ giúp phục hồi nhanh hơn khi bị sốt, cảm lạnh, ho… Đó là lý do tại sao nhiều người chọn ăn những loại trái cây này để tăng cường sức đề kháng trong thời kỳ dịch bệnh.

Thực phẩm tăng sức đề kháng với bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin A , C, E và tốt cho hệ miễn dịch. Sulforaphane – một chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh, giúp làm giảm căng thẳng, chống oxy hóa, chậm suy giảm hệ thống miễn dịch và các niêm mạc đường hô hấp được bảo vệ.

Bí quyết để giữ giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh là nấu ít, không nấu quá lâu. Theo các nghiên cứu, cách giúp rau củ giữ được nhiều khoáng chất nhất chính là hấp.

Thực phẩm tăng sức đề kháng với tỏi

Ngoài vai trò là một loại gia vị ẩm thực phổ biến, tỏi còn được coi là “thần dược” giúp ngăn ngừa các bệnh như viêm đường hô hấp, cao huyết áp, cảm cúm, mỡ máu… Tỏi chứa nhiều iod và tinh dầu (giàu allicin, glycogen và fitonxit) có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn bằng cách ức chế enzym chứa chất lưu huỳnh cần cho vi khuẩn, giúp kháng viêm hiệu quả.

Ngoài ra , tỏi là một nguồn cung cấp lượng lớn vitamin A, B , C và D, cũng như các khoáng chất cần thiết như canxi, iốt và magiê… Do đó, tỏi chính là một loại thực phẩm quan trọng hàng đầu giúp hỗ trợ cho việc tăng cường sức đề kháng đồng thời hỗ trợ phòng chống các bệnh tật khác.

Sử dụng gừng

Sau khi ốm dậy, gừng là loại thực phẩm được rất nhiều người sử dụng phổ biến. Gừng có thể giảm đau họng, giảm viêm và nhiều bệnh viêm nhiễm khác. Nó cũng là một “ liều thuốc” rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và có khả năng giảm buồn nôn rất tốt.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy gừng làm giảm cảm giác đau và giảm sản xuất cholesterol. Gừng được chế biến vô cùng đa dạng, có thể dùng làm gia vị trong các bữa ăn, hoặc làm món tráng miệng, hoặc làm trà gừng để uống.

Sử dụng sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm chứa lượng lớn lợi khuẩn tốt cho cơ thể và cung cấp vitamin D lý tưởng. Nó không chỉ giúp tăng khả năng bảo vệ tự nhiên để chống lại vi rút mà còn giúp bạn có làn da mịn màng và thân hình cân đối hơn.

Một lưu ý là với các loại sữa chua có nhiều đường bạn nên hạn chế sử dụng. Thay vào đó, bạn có thể tự làm sữa chua tại nhà với trái cây và mật ong tốt cho sức khỏe.

Lời kết

Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin về các loại thực phẩm quan trọng giúp tăng sức đề kháng trong thời điểm giao mùa. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân mình và cho cả gia đình nhé!

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Please enter your comment!
Please enter your name here