Đặc sản Cu Đơ Hà Tĩnh – Nét ẩm thực mộc mạc đắm say lòng người

0
799

Việt Nam như chúng ta đã biết là một đất nước nông nghiệp. Do đó, ở mỗi địa phương đều có những món ăn độc đáo mang đặc trưng hương vị của từng vùng miền. Bánh cáy có ở Thái Bình, bánh đậu xanh ở Hải Dương , bánh gai Tứ Trụ, nem ở Thanh Hóa hay cam Xã Đoài, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn ở Nghệ An. Nhưng khi nói đến Hà Tĩnh, một nơi nhiều nắng gió Lào, người ta sẽ nghĩ ngay đến đặc sản Cu Đơ Hà Tĩnh.

Kết tinh tình quê của đặc sản Cu Đơ Hà Tĩnh

Cu Đơ được định nghĩa “là loại kẹo lạc trộn đều với mật mía giữa hai miếng bánh đa giòn” theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Lân. Như vậy, nó là sự kết hợp và pha trộn của các nguyên liệu, yếu tố có sẵn trong tự nhiên.

 Cu Đơ là loại kẹo lạc trộn đều với mật mía giữa hai miếng bánh đa giòn
Cu Đơ là loại kẹo lạc trộn đều với mật mía giữa hai miếng bánh đa giòn

Với quan sát thực tế kết hợp với khái niệm cơ bản đó, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng Kẹo Cu Đơ là một loại kẹo lạc được làm từ mật mía, đường, mạch nha và gừng thêm lạc nhân đổ vào hai miếng bánh đa rồi ép lại nhau. Kẹo Cu Đơ có thể ăn không hoặc nhâm nhi cùng cùng nước chè xanh đều rất ngon.

Kẹo Cu Đơ ban đầu được sản xuất theo cách đơn giản. Sau khi nấu chín được xếp vào giấy báo hoặc lá chuối, mỗi lần ăn thì sẽ bóc vỏ bằng tay. Giấy báo và lá chuối sau đó được thay thế bằng bánh đa giòn. Sáng kiến ​​này tuy là đơn giản nhưng rất quan trọng, hữu ích. Nó giúp miếng kẹo vừa sạch sẽ, tiết kiệm thời gian bóc giấy lại vừa thơm ngon, giòn tan ăn rất vừa miệng .

Nguồn gốc của kẹo Cu Đơ

Vùng đất Hương Sơn, Hà Tĩnh được cho là cội nguồn của kẹo Cu Đơ. Một gia đình nghèo lúc bấy giờ có hai người con trai. Khi người anh đến tuổi kết hôn và ngỏ ý muốn bàn chuyện cưới xin với bố mẹ. Tuy nhiên, một gia đình nghèo không thể có một bữa tiệc và quà sính lễ thịnh soạn như bao nhà khác.

Bố anh đã phải suy nghĩ, đắn đo rất lâu nên mua quà cưới gì và chuẩn bị những gì cho bạn bè, làng xóm, họ hàng nhà gái. Sau đó, ông đã có một ý tưởng là đun sôi mật mía với lạc nhân để làm thành bánh. Bánh được cắt thành những miếng nhỏ, hình tròn để vừa tay người cầm . Mọi người ai ăn cũng đều khen rất ngon. Và cái tên kẹo lạc bắt đầu được hình thành xuất phát từ đây.

Trước đây, mọi người thường gọi kẹo lạc bằng những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ như Cu Tý, Cu Tèo… Theo thời gian, kẹo lạc được đổi tên thành kẹo “cu Hai” , tượng trưng cho một người cha có hai cậu con trai. Cái tên kẹo lạc được thay đổi một lần nữa khi phong trào Tây phương phát triển. Trong tiếng Pháp “Deux” được dùng thay cho từ “Hai” để nghe có vẻ tri thức hơn . Cu được ghép thành “cu Deux” vì từ “cu” không thể chuyển sang tiếng Pháp. Dần dần, người ta đọc lệch lại tên kẹo là Cu Đơ.

Xem thêm: Ram bánh mướt – Nét ẩm thực mộc mạc đậm chất người Hà Tĩnh

Kẹo Cu Đơ – một đặc sản nổi tiếng của người dân Hà Tĩnh

Cách làm kẹo nghe có vẻ thật đơn giản dễ dàng, nhưng quy trình để làm ra được một miếng kẹo ngon hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ và khéo léo đến từng chi tiết.

Cách làm đặc sản kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh

Mật mía, lạc rang và bánh đa là các nguyên liệu chính để làm nên kẹo Cu Đơ. Mật cần phải có màu vàng óng, được làm từ mật mía nguyên chất không pha tạp với đường và được đựng trong các chum sành vại để mật không bị biến chất. Lạc rang phải có kích thước vừa phải, chắc đều, không bị sâu và lớp vỏ lụa bên ngoài không bị dập nát. Bánh đa phải là loại vừa phải có hạt vừng đen, nhỏ hơn bánh đa thường, nếp nhăn đều. Khi nướng, bánh không bị thủng, chín nở đều, có độ dày vừa phải, không dày cũng không mỏng.

Ngoài ra, không thể thiếu các nguyên liệu phụ như mạch nha, gừng, mè… để có thể tạo được hương vị thơm ngon đặc trưng của đặc sản kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh.

Không phải cứ có đầy đủ nguyên liệu là kẹo sẽ ngon, vì quy trình nấu đúng cách mới là yếu tố quan trọng quyết định nên sự thành công của kẹo. Khi nấu phải đun sôi mật rồi mới cho lạc vào khuấy liên tục theo chiều kim đồng hồ. Mục đích là để lạc không chìm xuống đáy hoặc bị trầy phần vỏ và cháy, làm kẹo bị đắng. Gừng được cho vào sau cùng.

Thưởng thức đặc sản Cu Đơ cùng với một bát nước chè xanh
Thưởng thức đặc sản Cu Đơ cùng với một bát nước chè xanh

Người ta thường nhúng đũa vào nồi kẹo đang nấu khi bắt đầu ngửi thấy mùi thơm để cho mật bám vào đầu đũa để biết khi nào là kẹo được. Tiếp theo, nhỏ một giọt mật trên đầu đũa rồi thả vào thau nước lạnh. Nếu giọt mật rơi xuống nước tròn đều và không bị sánh hay loãng ra thì kẹo sẽ đạt đúng yêu cầu. Khi đó cho hỗn hợp kẹo đã được nấu chín vào giữa miếng bánh tráng.

Điều này rất quan trọng trong quá trình nấu vì nếu nấu quá sớm kẹo sẽ dẻo, độ kết dính yếu, mật còn non, lạc không chín kỹ. Bánh sẽ có vị đắng nếu nấu quá lâu, lạc và mật sẽ bị cháy. Bước tiếp theo bạn chỉ cần cho một ít mạch nha vào cho thơm trước khi mạ lên bánh tráng khác. Sau cùng chỉ cần cho một ít mạch nha vào cho thơm rồi úp thêm một lớp bánh đa nữa lên trên là hoàn thành món kẹo Cu Đơ.

Cách thưởng thức đặc sản Cu Đơ Hà Tĩnh

Đặc sản Cu Đơ Hà Tĩnh đã làm say đắm biết bao người khi lần đầu được nếm thử. Đây là một món ăn vừa dân dã lại vừa rất sang trọng, mang đậm nét đặc sắc mộc mạc của người dân Hà Tĩnh.

Với sự kết hợp giữa lạc rang béo bùi, cay nồng của gừng tươi cùng vị ngọt dẻo của mật mía nguyên chất và lớp bánh đa giòn tan bên ngoài, tất cả đã tạo nên vị ngon tuyệt vời, hoàn hảo cho kẹo Cu Đơ.

Để có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng bạn nên thưởng thức kẹo Cu Đơ cùng với một bát nước chè xanh. Đây là nét văn hóa độc đáo, nồng ấm gói gọn cái tình và cái hồn của những người dân nơi đây.

Lời kết

Kẹo Cu Đơ được ví đậm đà mộc mạc như tình quê Hà Tĩnh thân thương. Du khách khi đến Hà Tĩnh đã “lỡ” ăn Cu Đơ chắc chắn sẽ phải nhớ mãi vị ngon đắm say lòng người của món đặc sản này.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Please enter your comment!
Please enter your name here